This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Tràng hạt bồ đề có từ đâu và Ý nghĩa tâm linh

CHUỖI HẠT BỒ ĐỀ HUYỀN BÍ và Ý NGHĨA TÂM LINH












Cuộc hành trình nghiên cứu về Cây bồ đề, những tác dụng sâu xa về mặt thế giới tâm linh huyền bí và Cây Bồ đề này cho chúng ta rất nhiều điều về mặt tâm lý chiều sâu, rất tinh tế về mặt khoa học tâm linh và cũng là công cụ hổ trợ đặc biệt về khoa học phong thủy hiện đại.

Tóm tắt về cây Bồ đề trong tín ngưỡng tôn giáo:
Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là "ngày mai", a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là "người hay vật dừng lại hay tồn tại". Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) l
Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ. Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa
Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.
Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoacó thể kiểm chứng được tuổi.
à Śaṅkara diễn giải tên gọi này là "Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai", cũng giống như toàn thể vũ trụ.
Qua câu chuyện trên các bạn cũng nhận rõ rằng cây Bồ đề có nhiều điều mà chúng ta mốn nó về nó. Xét về tuổi thọ của cây thì có sức sống vô cùng tận. Xét về tâm linh thì cây bồ đề này có giá trị âm hưởng sâu sắc, khi ngài Đức phật thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Chính vì lẽ đó khi chúng ta đi ngay qua bất cứ nơi đâu, khi có cây bồ đề. Chúng ta sẽ có cảm giác hình bóng của ai đó đang phảng phất tại này và cũng không ai xa lạ đó là ngài thích ca mâu ni. Lá Bồ đề mang hình trái tim rất gợi cảm và thân thiện…hình như Ngài Thích ca Mâu ni muốn mang lại những gì yêu thương, hạnh phúc của mình, nguyện gửi gấm từ trái tim của mình vào cho Lá. Để cho nhân loại chúng ta sống trên hành tinh này biết yêu thương nhau, hoan hỉ, đoàn kết và đừng quá Tham, sân, si trong cuộc sống. Nhìn từ gốc cây, thân cây hay tàn lá cây chúng ta hình như có cảm giác cây “biết nói” và “muốn nói” những điều gì ở chúng ta. Ôi! Thật là mầu nhiệm…!
Đã là mầu nhiệm thì khi chúng ta đi bất cứ nơi đâu, dù Ấn độ, Sri-lanka, Thailand, Camphuchia, Lào hay Việt nam khi thấy có Cây Bồ đề thì chúng ta cũng sẽ có một cảm giác huyền bí một cái gì đó trong tâm thức của chúng ta.
Tâm Bồ Đề là Tâm Giác Ngộ, là Phật Tánh. Phát Bồ Đề Tâm là “Khởi lên tâm nguyện tu hành thành Phật để cứu độ chúng sinh.
Từ xưa đến nay chuỗi hạt bồ đề được xem như vật-may-mắn người ta chọn mang bên mình. Bạn sẽ cảm thật yên tâm hơn, tự tin hơn khi đeo vòng hạt bồ đề cát tường này
Cho nên chúng ta lần tràng hạt 108 lần trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đời. Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.Phật giáo Việt Nam thì giải thích là khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị giao động bởi lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (18x6=108).
Từ xưa đến nay chuỗi hạt bồ đề được xem như vật-may-mắn người ta chọn mang bên mình. Bạn sẽ cảm thật yên tâm hơn, tự tin hơn khi đeo vòng hạt bồ đề cát tường này
Chuổi tràng hạt bồ đề không những chỉ dùng để tụng kinh, niệm Phật mà còn là Vật may mắn, trang sức phong thủy dùng làm quà tặng nhau rất có giá trị và ý nghĩa thâm sâu.
Bồ đề Tam bảo hạt 12 li được làm từ những hạt Bồ đề Phật tự nhiên của Ấn Độ, trên mỗi hạt có 3 ngấn hình tam giác tự nhiên Tượng trưng cho 3 ngôi vị cao nhất là PHẬT- PHÁP -TĂNG

Thù thắng hơn cả Bồ Đề Tam Bảo cùng giống với gốc cây Bồ Đề mà khi xưa Đức Phật Thích Ca đã nhập thiền trong 49 ngày để thành tựu Phật Quả.

Ngoài ra còn có giống Bồ Đề Tinh nguyệt Trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, thanh tịnh cao cả của Đức Phật
Sở dĩ gọi là Bồ Đề Tinh Nguyệt vì mỗi hạt có một chấm to tượng trưng cho trăng, các chấm nhỏ xung quanh tượng trưng cho sao.
Bồ đề tinh nguyệt là 1 trong số các chuỗi hạt Quý, Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.
2) Công dụng của Bồ Đề Tinh Nguyệt như thế nào ?
Chuỗi Bồ Đề Tinh nguyệt màu Trắng là một sản phẩm có giá trị tinh thần rất lớn đối với những người tu Phật đặc biệt những hành giả Kim Cang Thừa, Tịnh Độ.
TRÀNG HẠT BỒ ĐỀ TINH NGUYỆT 10LI 108 HẠT
Hạt bồ đề có ý nghĩa trong mỗi chúng ta đều có chủng tử bồ đề. Đức Phật nói :”Ta là Phật đã thành, Chúng sinh là Phật sẽ thành”. Lần chuỗi hạt bồ đề với người học Phật giúp chúng ta luôn tinh tấn, học tập theo gương đức Phật và để giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc, tâm an nhiên, tự tại.
"Kinh Pháp Hoa" trong Phẩm Phổ Môn có nói về việc Ngài Vô Tận Ý cởi Chuỗi Anh Lạc giá trị trăm nghìn lượng vàng dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo. Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.

CHUỖI HẠT BỒ ĐỀ

Tràng hạt bồ đề được làm từ những hạt bồ đề xâu lại thành tràng hạt dùng làm chuỗi trì kinh niệm Phật, là tín vật truyền thừa, quà lưu niệm, tràng hạt phong thủy trừ tà khí, vật phẩm tu tập công phu hàng ngày ... mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.


Ngoài ra ngày nay chuỗi hạt bồ đề còn dùng làm trang sức phong thủy quấn tay đeo cổ mang lại bình an, may mắn ...
Có rất nhiều giống bồ đề vì vậy có rất nhiều loại tràng hạt bồ đề khác nhau. Tùy duyên và nhu cầu, sở thích mà cách bạn chọn lựa chuỗi hạt bồ đề nào phù hợp với mình nhất.


BỒ ĐỀ TINH NGUYỆT 9,5-10LI ĐEO TAY

BỒ ĐỀ TINH NGUYỆT 8LI 108 HẠT QUẤN TAY 3-4 VÒNG


BỒ ĐỀ THIÊN NHÃN 20 LI



Hotline: 0903.638.589 - Địa chỉ: 11/4B Nguyễn Hiền, P.4, Q.3, Tp. HCM


Câu chuyện Phật pháp " Nghiệp từ đâu? Hóa giải nghiệp xấu như thế nào? "





Bài số 1: Nghiệp từ đâu? Hóa giải nghiệp xấu như thế nào?




Bài 2: Nặng nghiệp Trần duyên:






Bài 3: Giai thoại nhà thiền  " 10 Tấm gương hiếu trong nhà thiền"




Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Ý nghĩa ngày phụ nữ Việt Nam

Ý nghĩa ngày phụ nữ Việt Nam




Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.
Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.
Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang
Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm
Hoà cùng không khi sôi động mừng 20/10 shop www.vongtaylucky.com với giá cực sốc 1 số sản phẩm độc đáo dành cho chương trình "Gửi Trọn Yêu thương 20/10" xin tri Ân đến các khách hàng gần xa.
Chi tiết tại www.vongtaylucky.com



Hotline: 0903 638 589






Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Phát bồ đề tâm là gì? làm sao để phát tâm bồ đề

Phát bồ đề tâm là gì? làm sao để phát tâm bồ đề? Bồ đề tâm dưới gốc nhìn nhà Thiền




Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: “Làm tất cả các thiện pháp mà quên mất tâm bồ đề đều là hành động của ma”. Chẳng hạn như bố thí, cúng dường, làm các thiện pháp mà quên mất bồ đề tâm thì đó là ma sự chứ không phải Phật sự, vì trong các việc đó có ngã, có nhân, có chủ có khách, có hơn có thua, làm đến đâu chấp đến đó. Trên tinh thần nhân quả, làm các việc thiện đó cũng có phước, nhưng là phước hữu lậu, phước sanh diệt. Còn làm với tâm bồ đề là làm tất cả các thiện pháp mà tâm không có trụ, không chấp trước.

Chúng ta biết con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát là đi từ mê đến giác. Muốn phát khởi được Bồ đề tâm, quý vị phải luôn quán chiếu thứ nhất là mình có phúc duyên may mắn được làm thân người, sáu căn đầy đủ, duyên may thứ hai là chúng ta biết được chánh pháp mà Đức Phật chỉ dạy. Quán chiếu sâu sắc như thế thì tâm bồ đề của chúng ta phát khởi.

Vua Trần Thái Tông dạy: “Trong lục đạo, chỉ có người là quý, đến khi nhắm mắt đi rồi mờ mờ mịt mịt chẳng biết chỗ đến, hoặc vào đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, chẳng được làm người. Đây là cái khó thứ nhất”.

Cho nên chúng ta phải thấy rằng mình có phúc duyên may mắn được làm thân người để tu, còn nếu sanh vào ba đường ác, khổ quá cũng không tu được.

Trong Thiền môn cảnh tỉnh truyện có ghi: Có một vị thánh tăng ở núi Kế Tân, dù có thể tọa thiền nhập định rất lâu nhưng Ngài thường phát tâm xuống bếp nấu cơm cho đại chúng. Một hôm, có hai vị Tăng từ xa nghe tiếng tăm của Ngài nên muốn đến gặp, thấy một vị Tăng đang chụm lửa đốt lò ở hang dưới. Hai vị khách tăng hỏi thăm về vị thánh tăng, Ngài chỉ lên hang thứ ba ở phía trên. Họ liền đi lên tìm. Ngài dùng thần thông bay trở về chỗ phòng mình. Hai vị tăng vừa vào gặp thấy đúng là người vừa nãy ở dưới bếp chụm lò nấu cơm, ngạc nhiên liền hỏi tại sao Ngài đã nổi tiếng mà vẫn còn phải tự mình làm bếp nấu cơm như vậy? Ngài nói nếu chặt cả tay chân làm củi nấu cơm cho đại chúng ăn Ngài cũng làm, vì Ngài nhớ lại 500 kiếp về trước đều làm thân chó thường bị đói khát, khổ sở, chỉ có hai lần được no đủ nhưng đều bị mất thân mạng. Lần thứ nhất là có người uống rượu say, ói mửa ra, con chó ăn xong bị bệnh chết. Lần thứ hai làm chó trong một gia đình hai vợ chồng nghèo, một hôm hai vợ chồng nấu cháo để trong nồi rồi đi ra ngoài, con chó vì đói quá nên chui đầu vào trong nồi, ăn no nhưng sau đó không rút đầu ra được. Ông chồng về tức giận lấy dao chém đứt đầu. Cho nên Ngài quán chiếu lại các kiếp trước của mình đã từng phải làm súc sanh, chịu khổ vô cùng nên giờ được làm người, được tu tập chứng quả nên xả bỏ thân này ngàn vạn lần cho chúng sanh Ngài cũng không tiếc.

Bây giờ chúng ta chưa được như Ngài, nhưng chúng ta nương câu chuyện này để biết rằng biết đâu
trong thời quá khứ, chúng ta đã từng làm bò, làm heo, làm chó. Do một túc duyên may mắn nào đó mà hiện nay được làm thân người, cho nên chúng ta phải tranh thủ phát khởi tâm bồ đề, làm các thiện pháp, tu tập chuyển hóa nội tâm để thành Phật độ chúng sanh.

Vua Trần Thái Tông dạy tiếp: “Đã được thân người lại sanh nơi mọi rợ, tắm thì đồng sông, ngủ thì chung giường, trật tự tôn ti không có, nam nữ lẫn lộn, chẳng được phong tục nhân thuần, chẳng nghe chư Thánh giáo hóa, đây là cái khó được thứ hai”.

“Đã được sanh nơi phồn thịnh mà sáu căn không đủ, thân thể tật nguyền, mù, điếc, câm ngọng, què, thọt, còng gù, miệng mũi hôi tanh, thân hình nhơ nhớp, Thầy chẳng được gần, chúng chẳng được thân, tuy ở nơi phồn thịnh, dường thể ở ngoài quê vắng. Đây là cái khó thứ ba”.

Quý vị thử kiểm lại nơi mình, có bị mù không, có bị điếc không, có bị câm ngọng, què, gù không… nếu không thì đó là duyên may của quý vị.

Trong Nghệ thuật sống có kể một người thanh niên làm ăn thua lỗ, tuyệt vọng muốn tự tử chết. Trên đường đi ngang một khúc sông, anh gặp một ông cụ già thấy anh bộ dạng thất thểu nên hỏi thăm. Ông cụ sau khi nghe xong câu chuyện của anh, nói: “Nếu anh có can đảm thì bán cho tôi cặp mắt của anh ra, tôi sẽ trả anh 1 triệu đô la”. Anh này suy nghĩ một triệu đô la thì rất nhiều, có thể giúp anh lúc đang khó khăn này nhưng nếu không có cặp mắt thì làm được gì, cho nên không bán. Ông già lại tiếp tục đề nghị anh bán hai cánh tay với giá 2 triệu đô la, anh này nghĩ có hai triệu đô la mà không có tay cũng chẳng làm được gì nên không bán. Ông già tiếp tục đề nghị mua hai chân của anh với giá 4 triệu đô la, anh nghĩ số tiền đó rất nhiều nhưng nếu không có chân để đi lại thì cũng khó khăn nên cũng không đồng ý bán. Lúc này, ông già hỏi anh thanh niên trong con người mình có bao nhiêu tiền và anh kêu nghèo là nghèo chỗ nào? Nghe xong, anh thanh niên sực tỉnh, không tìm tới cái chết nữa.

Chúng ta có cặp mắt thấy hết tất cả thiện, ác, thiện chúng ta làm, ác chúng ta tránh, rồi mình còn có may mắn được nhìn thấy hình ảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, đã chỉ ra con đường hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh. Rồi chúng ta có hai bàn tay để làm các việc thiện pháp. Cho nên đôi khi chúng ta thấy những đau khổ dồn dập đến với mình, nhưng thực ra trên cuộc đời này còn có rất nhiều chúng sanh phải chịu đau khổ gấp trăm, gấp ngàn lần mình. Quán tưởng sâu sắc như vậy thì mình không còn khổ nữa, mà còn thấy mình may mắn vì đã được làm người, biết đến Chánh pháp và lợi ích của việc phát bồ đề tâm, để mình sống một ngày có giá trị của một ngày, sống một tháng có giá trị của một tháng.

Khi làm các thiện pháp như bố thí, cúng dường…, chúng ta không mong cầu phước báo trời, người mà phải phát nguyện lực lớn là nhờ việc bố thí, cúng dường… ngày hôm nay làm trợ duyên để thành tựu quả vị tối thượng, quả vị Phật. Đó là phát bồ đề tâm chân chính.

“Nay đã làm thân người, được sanh nơi phồn thịnh, lại đầy đủ sáu căn đâu chẳng là quý sao? Người đời luôn đuổi theo con đường danh lợi, luống nhọc xác tổn thần, đem thân mạng quý báu này làm tôi tớ cho tiền của đáng khinh”.

Có những người làm ăn bất chính, kiếm tiền một cách phi pháp rồi sau đó mang tiền đi bố thí, cúng dường, quý vị nghĩ họ có phước không, có chuộc lại tội họ đã làm không? Cũng có phước, nhưng mai này tái sanh vào loài thú, và vì có phước nên cũng được ăn sung mặc sướng, hưởng mọi thứ đầy đủ nhưng mang thân thú, không có cơ hội tu tập.

Chúng ta không có nhiều tiền cũng được, nhưng biết ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, sám hối rồi hồi hướng cho chúng sanh cũng đủ, đâu cần mình phải làm việc này, việc nọ làm nhọc xác tổn thần, rồi tạo bao nghiệp xấu để tự mình gánh chịu.

“Sánh với người ăn bánh quên vợ, ngậm cơm quên môi nào có khác gì. Tuy thân mạng thật là quí trọng, vẫn chưa quí trọng bằng đạo tối cao. Cho nên Khổng Tử nói: “Sớm nghe đạo chiều chết cũng vui. Lão Tử nói: “Tôi sở dĩ có hoạn lớn, vì tôi có thân.” Thế Tôn thuở xưa cầu đạo xả thân cứu cọp đói. Đâu chẳng phải ba bậc Thánh nhân đều khinh thân mà trọng Đạo đó sao? Than ôi! Thân mạng thật là quí trọng còn phải xả để cầu Vô thượng Bồ-đề, huống là vàng ngọc, tiền của đáng khinh mà lại tiếc sao?”

“Đã nghe lời này, cần phải gắng học, chớ nên nghi ngờ chậm trễ. Kinh nói: “một phen mất thân người, muôn kiếp chẳng được lại”, thật là thống thiết. Cho nên Khổng Tử nói: “Người không chịu làm, tôi chẳng làm gì, cam đành thôi vậy.”

Một khi mất thân người rất khó được trở lại, giống như rùa mù gặp bọng cây. Quán chiếu như vậy để chúng ta phát bồ đề tâm, làm các thiện pháp và cố gắng tu tập để chuyển hóa nội tâm.


Trong Thiền môn cảnh tỉnh truyện có ghi, có một vị thánh tăng ở Tây quốc tên là Xà dạ đa, một hôm Ngài dắt đồ chúng vào trong thành. Khi đến cửa thành, ngài bỗng buồn, không được vui. Giây lát đi tới trước, trên đường gặp một con quạ, bỗng dưng ngài mỉm cười. Đệ tử lấy làm lạ thưa hỏi, nhân đó Ngài thuật lại chuyện để nói nguyên do: Ban đầu ở dưới cửa thành ngài thấy một con ngạ quỷ con đói quá mệt lả, nó đợi mẹ vào thành kiếm thức ăn đến nay đã 500 năm rồi, bụng đói trống trơn rất khốn khổ, mạng chẳng còn bao lâu. Đến khi vào thành Ngài gặp quỷ mẹ. Quỷ mẹ nói: “Tôi từ biệt vào thành đã lâu để tìm thức ăn mà chẳng được, khi được chút ít đồ khạc nhổ thì bị các con quỷ mạnh cướp đi. Mới ngày hôm nay gặp một người ói mửa mà không có con quỷ nào khác, tôi định muốn đem về cho con, nhưng ở dưới cửa thành lại có nhiều quỷ thần, sợ bị giành đoạt mất nên chẳng dám mang ra. Nguyện Tôn giả từ bi ngầm đem tôi ra khỏi thành để mang những đồ người ói ra cho con cùng ăn”. Ngài lại hỏi rằng: “Từ khi sanh đến nay được bao lâu rồi?”. Quỷ mẹ đáp: “Tôi thấy thành này bảy lần thành rồi lại hoại”. Ngài nghe nó nói rất đau buồn cho việc sanh tử không có bờ mé do đó lộ vẻ buồn bã chẳng vui.

(Trích bài đăng từ TV. Trúc lâm Chánh Thiện)

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Chú đại bi, Ý nghĩa, cách trì tụng và sự linh ứng

Giải thích về Chú Đại Bi.

Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (phần câu Chú).

Phần hiển: Là hiển bày ra ý nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp dụng tu tập, thì gọi là: “Tụng Kinh minh Phật chi lý,” để hiểu biết công năng của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển. Ví dụ: Kinh Bát Nhã phần hiển từ “Quán tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã cho đến câu…..Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết”: phần mật là phần câu chú: “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha”
Kinh Lăng Nghiêm: phần tựa là từ “Diệu Trạm Tổng….cho đến hết lời tựa là phần hiển còn phần mật là 5 đệ Lăng Nghiêm

Phần hiển: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có hiệu nghiệm.

Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.

Giải thích phần hiển: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi”

Câu Kinh này là phần hiển muốn nói về Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Phật Chuẩn Đề có nghìn tay, nghìn mắt, trong mỗi tay có một con mắt và mỗi tay cầm mỗi khí cụ khác nhau. Vì thế trong Phát Bồ Đề Tâm Luận của Bồ tát Thiên thân nói rằng: “Bồ tát phát tâm lấy lòng từ bi làm đầu. Lòng đại từ của bồ tát vô lượng vô biên nên sự phát tâm cũng vô lượng vô biên mênh mông như chúng sanh giới. Như hư không giới, không chỗ nào là không cùng khắp, sự phát tâm của Bồ Tát cũng như thế, vô lượng vô biên không có cùng tận”

Trong Kinh Duy Ma Cật đức Phật dạy rằng: “Người có trí không nên so sánh với các hàng Bồ Tát. Biển sâu còn có thể dò được, chớ thiền định, trí tuệ, tổng trì, biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát không thể đo lường được”

Như vậy mỗi bàn tay là biểu trưng cho công hạnh của Bồ tát vào đời độ sinh với lòng Đại từ đại bi. Bởi vì chúng sinh căn cơ không giống nhau, cho nên Ngài Quan Thế Âm hóa hiện ra nghìn tay (tức nghìn muôn hạnh) phương tiện để độ sinh viên mãn, Bồ Tát có tâm đại từ đại bi nhưng cần phải có đại trí tuệ, vì vậy mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, con mắt là biểu trưng cho trí truệ, một nghìn con mắt biểu trưng cho đại trí tuệ

Nếu hành giả thực hành con đường Bồ Tát hạnh vào đời độ sinh, chỉ có từ bi mà không có trí tuệ, khi gặp chướng duyên dễ bất thối tâm bồ đề, và sự việc hoằng Pháp độ sinh sẽ gặp trở ngại

Ví dụ: Khi chúng ta thực hành Bồ Tát đạo vào đời độ sinh thấy một người nghiện rượu, nghiện thuốc,..không có tiền mua uống nằm than thở kêu rên. Bấy giờ chúng ta động lòng từ bi thương xót lấy tiền ra để bố thí, để giúp họ vượt qua cơn nghiện. Như vậy, chúng ta có từ bi mà thiếu trí tuệ, chúng ta đã giúp những người ấy, vô tình lại tạo thêm khổ đau vì rượu là chất hại người, tai nạn làm mất hạnh phúc gia đình, rượu là nguyên nhân làm mất đi hạt giống trí tuệ, vì thế trong giới thứ năm Sa Di giới cấm uống rượu, đức Phật đã dạy, thà uống nước đồng sôi mà chết còn hơn uống ly rượu. Bởi vì chúng ta uống nước đồng sôi mà chết còn giữ được hạt giống trí tuệ, còn chúng ta uống rượu làm mất đi trí tuệ

Như vậy chúng ta hành Bồ Tát đạo múc đích cứu độ chúng sinh, nhưng ngược lại gây hại đau khổ thêm cho chúng sinh và chúng ta lại vi phạm tinh thần Bồ Tát giới, chẳng những tự mình không uống rượu còn cấm cấm bán rượu: “Nếu Phật tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu: Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cánh thức bán rượu nghiệp bán rượu, tất cả rượu không được bán, rượu là nhơn duyên sanh tội lỗi. Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sanh có trí huệ sáng suốt, mà trái lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội.” [3]

Như vậy chúng ta hành Bồ Tát đạo vì lòng từ bi cần phải có trí tuệ thì chúng ta không có gặp chướng ngại (vô = không, ngại = chướng ngại)

“Bồ tát phát tâm bằng cách thân cận thiện tri thức, cúng dường chư Phật, tu tập thiện căn, lập chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp khổ chịu nhẫn nhục được, từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, ưa thích pháp đại thừa, mong cầu được trí huệ Phật. Nếu ai có đầy đủ mười điều nói trên mới có thể phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.” [4]

Bồ Tát phát tâm tu tập Vô thượng Bồ đề lại cần có bốn duyên;

“Một là suy nghĩ đến chư Phật;
Hai là quán các tội lỗi của tự thân;
Ba là thương xót chúng sanh;
Bốn là cầu quả tối thắng, tức quả Phật.”
Nhờ có bốn nhân duyên kia mà tâm bồ đề thêm kiên cố [5]

Trong Đại Trí Độ Luận có nói “Bậc Bồ Tát luôn có tâm dõng mãnh bất thoái ở giữa chúng sinh khởi đại bi tâm thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, thuyết Pháp phá trừ đại tà kiến, đại phiền não, đại ái mạn, đại ngã tâm cho mình và hết thảy chúng sinh” Đó là tâm “Đại Bi” của Bồ Tát thật bao la rộng lớn hạnh nguyện của Ngài vô cùng tận. “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”

Vì thế trong Phổ Môn phẩm 25 trong Kinh Pháp Hoa:

Phật mới bảo:“Hỡi này nam tử
Có chúng sanh quốc độ xa gần
Muốn cầu thân Phật độ dân
Quán Âm liền hiện Phật thân hộ trì
Cõi muốn được Bích Chi hóa độ
Hiện Bích Chi vì đó giảng Kinh …
… Vô Tận Ý! Quán Âm Bồ Tát,
Thành tựu phần công đức oai linh
Thần thông hiện các thân hình
Dạo cùng khắp cõi độ sinh thoát nàn”
Bồ Tát hành Bồ tát đạo dùng vô số phương tiện quyền xảo để phù hợp căn cơ của mỗi chúng sinh hóa độ (thiên thủ = nghìn tay chỉ cho phương tiện, hay công hạnh) còn nghìn mắt là chỉ cho Trí tuệ thậm thâm của Bồ Tát để thấu hiểu hết thảy các Pháp, độ tận hết thảy chúng sinh. Nếu còn một chúng sinh đau khổ, Bồ Tát thệ nguyện không thành Vô thượng Bồ đề như Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã phát nguyện: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề” Có nghĩa là Địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành Phật; chúng sanh độ hết rồi, tôi mới chứng Bồ-đề. Khi đức Phật hỏi ngài Địa Tạng đã bạch Phật rằng: “con ở trong cõi đời xấu ác này độ sanh, những vẫn cảm thấy an lạc như đang an trú trong cảnh giới Niết Bàn.”

Phẩm chất của Bồ Tát:

Tinh thần là Trí tuệ (nghìn mắt),

Sức mạnh là Thiền định,

Sắc thái Đại từ bi (nghìn tay)

Bồ Tát có ba sắc thái này thì hành Bồ Tát đạo đạt đến chỗ “vô ngại”

Khi vị Bồ Tát có đại bi thì cũng đạt được đại trí tuệ (nghìn mắt nằm trong nghìn cánh tay.) Trí tuệ và từ bi là hai diệu tánh của Bồ Tát Quan Thế Âm để độ sanh. Khi Ngài có đầy đủ hai đức Đại bi, và Đại trí thì trên con đường độ sinh tùy theo căn cơ của chúng sinh mà hóa độ viên mãn (vô ngại).

“Tự tại tiêu dao suốt tháng ngày,
Tùy duyên phóng khoáng cõi trần ai,
Rửa sạch lòng trần đầy nhiễm uế
Cuộc đời chi sá bận tâm đâu”
Đó là ý nghĩa: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”

VÒNG TAY TRÌ CHÚ ĐẠI BI



Vòng tay chú đại bi 15li - Giá: 75K/chiếc



Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

25 lời Phật dạy vượt qua khổ ách

25 lời Phật dạy quý báu thay đổi cuộc đời 



 Đức Phật, hay Bụt  là một con người vĩ đại. Con người vĩ đại này đã dạy ta những bài học vô cũng quý giá- những bài học làm thay đổi cả cuộc đời một con người. Hãy cũng đọc và suy ngẫm

1. Yêu quý hết thảy muôn loài

"Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời."

2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm.

"Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan."
"Một con chó tốt không phải bởi vì nó sủa giỏi. Một người tốt không phải bởi vì anh ta nói hay."
3. Bí quyết để có sức khỏe tốt chính là an trú trong hiện tại

"Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc."
4. Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức

"Đạo không nằm trên bầu trời. Đạo nằm trong tim."

5. Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành
"Lời nói có sức mạnh vừa phá hủy, vừa hàn gắn. Khi lời nói vừa chân thành, vừa hòa ái, chúng có thể thay đổi cả thế giới."

6. Hãy cho đi và con sẽ còn mãi

"Con chỉ mất khi con còn nắm giữ."

7. Không ai có thể đi giúp ta
"Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình."

8. Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết sẻ chia
"Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia."

9. Hòa nhã với tất cả
“Hãy kiên trì nhường nhịn người trẻ, từ ái với người già, khuyến khích những ai đang cố gắng, khoan dung độ lượng với những kẻ làm sai và nhu nhược. Có khi trong đời, con sẽ lâm vào những hoàn cảnh ấy.”
“Từ bi với mọi chúng sinh, không phân biệt giàu nghèo;  mỗi chúng sinh có những nỗi khổ riêng. Một số chịu khổ quá nhiều, số còn lại chịu khổ quá ít.”
“Hãy chỉ dạy ba sự thật này cho chúng sinh: một trái tim nồng hậu, lời nói hòa ái, một cuộc đời phụng sự và từ bi là những thứ sẽ làm nhân loại đổi mới.’

10. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin
"Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì con đã nghe thấy. Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì nó đã được nhiều người truyền miệng. Đừng dễ dàng tin vào điều gì bởi vì nó được ghi chép trong những cuốn sách giáo điều. Đừng dễ dàng tin tưởng điều gì vì chúng là lời của những bậc tiền bối và của Thầy con. Đừng dễ dàng tin vào truyền thống bởi vì nó đã được trao truyền trong rất nhiều thế hệ. Nhưng sau những gì quan sát và phân tích, khi con thấy chúng phù hợp với lí lẽ, đưa đến điều tốt lành, đem lợi ích cho chúng sinh, thì hãy chấp nhận và sống vì nó."

11. Con nghĩ cái gì, con là cái đó
"Cái chúng ta đang là là kết quả của những gì ta nghĩ. Cái chúng ta nghĩ nằm trong niệm và chính cái ta nghĩ làm nên niệm. Nếu một người nói và hành động bởi một niệm ác thì nỗi khổ bám theo anh ấy như cái bánh xe bị con thú kéo đi. Nếu một người nói và hành động với một niệm lành thì hạnh phúc sẽ đến với anh ấy như bóng với hình, chẳng bao giờ tách rời."

12. Thả cho nó bay
"Bí quyết của toàn bộ đời sống là không có gì để sợ. Đừng bao giờ lo sợ con sẽ trở thành ai trong tương lai, con không lệ thuộc vào ai cả. Chỉ có khoảnh khắc con rũ bỏ mọi thứ con mới được tự do."

13. Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
"Có ba thứ không thể nào che giấu được, đó là mặt trời, mặt trăng, và sự thật."

14. Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con.
“Để có được một sức khỏe tốt, để có thể đem hạnh phúc cho gia đình nào đó, để đem bình an cho tất cả, thì người đó đầu tiên phải có nghị lực và phải làm chủ được suy nghĩ của mình. Nếu một người có thể làm chủ suy nghĩ, người đó có thể tìm thấy con đường giác ngộ; trí tuệ và đức hạnh sẽ tự nhiên hiển lộ nơi người ấy.”
“Chính suy nghĩ của con người chiêu cảm ra nghiệp xấu, chứ không phải kẻ thù hay oan gia của họ.”

15. Đoàn kết là sống; chia rẽ là chết
"Không gì ghê gớm hơn thói quen hay nghi hoặc. Nghi hoặc chia rẽ con người. Nó là chất độc làm gãy đổ tình bạn và làm tan vỡ những mối quan hệ tốt lành. Nó là cái gai gây phiền toái và gây đau nhức; nó là lưỡi gươm gây chết người."

16. Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con
"Con hãy tìm trong vũ trụ những ai xứng đáng nhận được tình yêu và lòng thương mến của con hơn là bản thân con? Người đó không thể tìm được ở đâu cả. Con, chính con, cũng như mọi chúng sanh trên thế gian này, xứng đáng với tình yêu và lòng thương mến ấy."

17. Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ

"Chiến thắng bản thân mình còn hay hơn là đánh thắng một ngàn trận đấu. Chiến thắng ấy là của con; nó không thể bị lấy đi khỏi con bởi thiên thần hay ác quỷ, bởi thiên đàng hay địa ngục."

18. Đời sống tâm linh không phải là cái gì sang trọng mà là một nhu yếu
"Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh."

19. Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục
"Đừng ganh tỵ với những phẩm chất tốt của người, nhưng hãy chấp nhận chúng bằng sự khâm phục của con."

20. Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con

"Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài."

21. Cho đi những gì tích trữ được

"Để sống đúng một cuộc sống vô vị lợi, ta không cần phải xem ta tích trữ được những gì giữa cuộc sống vật chất phồn hoa."

22. Chọn bạn mà chơi

"Một người bạn gian trá và xấu tính thì đáng sợ hơn cả một con thú hoang; con thú hoang chỉ có thể làm tổn thương thân thể con, nhưng một người bạn như vậy sẽ làm tổn thương cả tâm trí của con."

23. Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.

"Không có đường đến hạnh phúc: hạnh phúc là con đường."

24. Bỏ đi những hư danh giả tạm

"Trên bầu trời thì không thể phân biệt được đâu là hướng Tây, đâu là hướng Đông. Con người tạo ra những sự chia chẻ trong tâm trí của mình và tin rằng những điều ấy là đúng."

25. Yêu. Sống. Thả cho bay.

"Sau cùng, đây là những vấn đề quan trọng: Con đã yêu chân thành như thế nào? Con đã sống trọn vẹn ra làm sao? Con đã thả cho bay nhiều đến chừng nào?"

Còn bạn, câu nói nào từ Bụt bạn thích nhất? Bài học nào bạn học được từ con người vĩ đại này?

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Bồ đề Mắt Phật Nepal

Bồ đề Mắt Phật Nepal



Được làm từ những hạt Bồ đề Phật Nhãn tự nhiên của Ấn Độ, trên mỗi hạt có 1 ngấn tự nhiên giống như hình mắt của Đức Phật.

Đặc biệt khi hành giả càng lần nhiều hạt sẽ chuyển màu nâu đậm và bóng, ở chính giữa ngấn mắt là 1 mống nhân và nó có thể bật lên tạo thành hình giống như con ngươi của mắt. Giống Bồ đề mắt Phật chỉ được tìm thấy ở Nepal và bắc Ấn Độ, mỗi năm cây ra hoa kết trái 1 vụ do đó người dân địa phương cũng thu hoạch có thời vụ.

Thù thắng hơn cả Bồ Đề Phật Nhãn cùng giống với gốc cây Bồ Đề mà khi xưa Đức Phật Thích Ca đã nhập thiền trong 49 ngày để thành tựu Phật Quả.

2/ Công đức của người lần chuỗi Bồ Đề Niệm Phật, Kinh Hiệu Lượng Sổ Châu Công Đức chép rằng:
“Bồ tát Văn Thù Sư Lợi vì muốn đem lợi ích cho mọi hữu tình dùng tâm đại bi bảo đại chúng rằng:
– Nếu ai dùng sắt làm tràng hạt mà trì tụng một lần phước bằng 5 lần không niệm.
– Nếu ai dùng đồng đỏ làm tràng hạt mà trì tụng một lần phước bằng 10 lần không niệm
– Nếu ai dùng thất bảo(vàng, bạc, san hô, hổ phách, mã não…) làm tràng hạt mà trì tụng một lần phước bằng 100 lần không niệm
– Nếu ai dùng hạt Mộc hoạn tử làm tràng hạt mà trì tụng một lần phước bằng 1.000 lần không niệm.
– Nếu ai dùng hạt sen làm tràng hạt mà trì tụng một lần phước bằng 10.000 lần không niệm.
– Nếu ai dùng hạt Bồ đề làm tràng hạt mà cầm, đeo hoặc trì tụng thì phước đức đó không sao tính được.
"Kinh Pháp Hoa" trong Phẩm Phổ Môn có nói về việc Ngài Vô Tận Ý cởi Chuỗi Anh Lạc giá trị trăm nghìn lượng vàng dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo. Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.

Chính bởi vậy lần chuỗi Bồ Đề Phật Nhãn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn, nhắc nhở chúng ta luôn tinh tấn, noi gương Đức Phật Thích Ca khi xưa chịu bao khổ nạn, khó khăn để chứng ngôi Chánh Giác, độ thoát cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi khổ đau.


Sản phẩm đặc biệt từ Ấn Độ hàng xách tay trực tiếp đảm bảo hang thật mới về giá Đặc biệt  LH: 0903 638589

click nút "Mua ngay" để đặt hàng. đến mua trực tiếp tại shop từ T2-T7 (8g-20). Chủ Nhật nghỉ

SẢN PHẨM GIÁ TỐT, HÀNG ĐẸP, chất lượng CAO 100% thiên nhiên từ hạt bồ đề Mắt Phật đem trực tiếp từ Ấn Độ về

Hotline: 0903.638.589 - Địa chỉ: 11/4B Nguyễn Hiền, P.4, Q.3, Tp. HCM
Giờ làm việc từ 8g -20g

SỰ MÀU NHIỆM CỦA VIỆC NIỆM PHẬT