This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Nguồn gốc của lễ Vu Lan, Tại sao Tháng 7 Âm Lịch còn gọi là tháng cô hồn? Thực hư như thế nào dưới gốc nhìn nhà Phật?

NGUỒN GỐC CỦA LỄ VU LAN - TẠI SAO LẠI GỌI THÁNG 7 LÀ THÁNG CÔ HỒN?



"Vu lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược..."
Rằm tháng bảy, nhân gian Việt Nam vẫn thường gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ:

Ngày Rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Thông thường, khi chư tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư.

Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, , có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Thứ hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm, thế gian có phần chê trách.

Thứ ba, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, cho nên ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

Thứ hai, ngày Tăng tự tứ:

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ.

Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết!”.

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

Thứ ba, ngày Tăng thọ tuế:

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi.

Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi.

Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ. Như chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp.

Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi đạo là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày Rằm tự tứ sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.

Thứ tư, ngày Xá tội vong nhân - Lý do tại sao lại gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?:

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược. Câu trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Như vậy, ngày Vu-lan là ngày mà phật tử chúng ta đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình đang đọa đày trong cảnh tối tăm như cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh được giải thoát khỏi đau khổ, đồng thời cầu nguyện cho tất cả tiền nhân của người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như tôn giả Mục-kiền-liên đã làm khi cứu mẹ.

Như vậy, ở đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

Như vậy, cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phât, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vây.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Hiểu đúng về Tháng 7 Âm lịch (tháng cô hồn) theo quan điểm Phật giáo

Hiểu đúng về Tháng 7 Âm lịch (tháng cô hồn) theo quan điểm Phật giáo



Tháng Bảy là “tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu. Trọng tâm của lễ hội Vu lan-Báo hiếu nhằm giáo dục người Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và lo đền ơn các đấng sanh thành, để rồi từ đó tu dưỡng đạo đức, sống hiếu thảo tốt đời đẹp đạo.

Dựa theo kinh Vu lan với sự tích Tôn giả Mục-kiền-liên cứu mẹ, nhân ngày chúng Tăng mãn hạ Tự tứ, các Phật tử phát tâm cúng dường mười phương Tăng, hồi hướng công đức phước báo nguyện cầu âm siêu dương thái. Nhân dịp này, các Phật tử còn thiết lễ cúng kiếng ông bà cha mẹ quá vãng, đồng thời trải lòng bi mẫn sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung), thường gọi là thí thực cô hồn.

Như vậy, theo quan điểm của đạo Phật, lễ hội Vu lan-Báo hiếu vào tháng Bảy âm lịch là “tháng báo hiếu”, hoàn toàn không phải là “tháng cô hồn”. Tuy nhiên hiện nay, tháng Bảy mùa hội Vu lan-Báo hiếu có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín.

Chúng ta đều biết, kinh Vu lan có mặt rất sớm ở Trung Quốc (do ngài Trúc Pháp Hộ [226-304] dịch vào đời Tây Tấn [265-317]) và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội thời bấy giờ. Người Trung Quốc xưa tiếp thu tinh hoa hiếu đạo của kinh Vu lan nhưng đồng thời có sự tiếp biến với văn hóa bản địa thành tín ngưỡng dân gian: “Tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan và cao điểm là ngày rằm tháng Bảy thì xả cửa để cho ma quỷ tự do đến sau 12 giờ đêm thì kết thúc”.
Phật giáo Bắc tông Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, nên ngoài việc đọc tụng và thực hành hiếu đạo theo kinh Vu lan, một bộ phận quần chúng Phật tử và trong dân gian còn ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, tin vào “tháng cô hồn” (sâu đậm ở miền Bắc). Vấn đề là người Phật tử Việt Nam hiện nay cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh Phật không hề nói đến việc Diêm Vương mở cửa địa ngục vào tháng Bảy. Nên không có ngày “âm khí xung thiên”, ma quỷ đồng loạt tràn lên dương thế phá phách, xin ăn mặc vào ngày rằm tháng Bảy. Nếu tin vào việc Diêm Vương mở địa ngục vào tháng Bảy, rồi thành lệ: “Tháng Bảy cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng Bảy nhà nào cũng phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều chứ còn để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá” là không phù hợp với Chánh pháp.

Người Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt, là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Cần lưu ý là, thực hành bố thí - ở đây là “thí thực” - nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ v.v... Đặc biệt là không nên kiêng kỵ và sợ hãi ma quỷ theo kiểu mê tín dị đoan. Thiết nghĩ Giáo hội PGVN cũng như chư vị Tăng Ni cần hướng dẫn cho Phật tử tu học đúng Chánh pháp trong mùa Vu lan-Báo hiếu, nhất là tránh gọi tháng Bảy là “tháng cô hồn” rồi quá chú trọng đến cầu cúng ma quỷ theo dân gian.
(Trích từ tạp chí Phật giáo)

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Bí quyết đeo vòng tay phong thủy bình an, phát tài

ĐEO VÒNG PHONG THỦY, VÒNG TAY MAY MẮN NHƯ THẾ NÀO ?


VÒNG TAY CHỈ ĐỎ HẠT CHÂU KIM TIỀN



http://vongtaylucky.com/collections/thach-anh-toc-da-quy-cao-cap

Việc chọn vòng tay đúng phong thủy cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân.

Hầu hết mọi người đều xem vòng tay là một loại phụ kiện thông thường và đeo một cách tự do. Tuy nhiên, theo các nhà phong thủy, việc chọn đeo tay trái hay tay phải cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân.

Bạn có thể đeo vòng đá phong thủy


Chiếc vòng đá phong thủy sẽ mang đến cho chủ nhân những lợi ích gì? Điều này tùy thuộc vào chất liệu đá tạo nên chiếc vòng. Chẳng hạn, đá thạch anh mang lại bình an, sức khỏe và gia đình hạnh phúc, đá mắt hổ giúp tinh thần tỉnh táo, tự tin, tăng sự tập trung và dũng khí hành động, đá mã não phù trợ cho những người làm nông nghiệp, đá Hematite giúp chữa các bệnh về máu và tăng sức mạnh tinh thần, đá phỉ thúy mang về tài lộc giàu sang…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chiếc vòng đá phong thủy sẽ chỉ phát huy được lợi ích khi nó có màu sắc hợp với bản mệnh của người đeo, tức là nằm trong nhóm các màu tương sinh và tương hợp.
Cần hết sức thận trọng khi chọn mua vòng đá phong thủy cũng vì lẽ này: nhiều người do không được nhân viên bán hàng tư vấn kỹ (do thiếu hiểu biết hoặc quá ham lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích của khách hàng) nên đã mua “bừa” mua “đại” những chiếc vòng đá phong thủy có màu mà họ thích nhưng lại là màu bị khắc chế đối với bản mệnh, khiến cho bản thân không những không gặp may mắn mà trái lại còn rước thêm nhiều điều xui xẻo bất ngờ!

Những trường hợp nên đeo vòng bên tay trái:

CHUỖI TRẦM HƯƠNG 108 HẠT 7LI

1. Khi tham gia các cuộc họp quan trọng và mong muốn đạt được nhiều mục tiêu, như: hội thảo việc làm, hội thảo phát triển dự án, các buổi đấu thầu…

2. Những nơi cần một phần may mắn như: phòng thi, trung tâm xổ số, các buổi rút thăm trúng thưởng, đấu trường thể thao, đấu trường văn nghệ, các cuộc bán đấu giá…

3. Khi đi vào những nơi có liên quan đến tiền bạc, tài chính như: ngân hàng, các cửa hàng đồ trang sức, kho bạc, các cửa hàng sang trọng, các sàn giao dịch chứng khoán, bộ phận tài chính của công ty,…

4. Khi tham gia một số buổi lễ có tính hạnh phúc và hòa bình như: lễ khai mạc, đền chùa, đám cưới, tiệc sinh nhật, lễ khai giảng, các buổi lễ tốt nghiệp, cắt băng khánh thành,…

5. Khi đến thăm những người lớn tuổi được kính trọng hay cấp trên như: đến thăm người cao niên, giáo viên, học giả, người cao tuổi, thăm nhà sếp hay người quan trọng,…

Những trường hợp nên đeo vòng bên tay phải:

1. Đi đến những nơi nhiều âm khí như: đi thăm mộ, đi đêm trong rừng sâu, khi vào các ngôi nhà cũ xiêu vẹo hay bệnh viện cũ…

2. Đến những nơi có liên quan đến giết chóc hay nơi có những kẻ giết người, như: bên trong tòa án, bệnh viện, các lò giết mổ, đường cao tốc hay xảy ra tai nạn, chiến trường, trại giam, hiện trường án mạng, đồng hoang,…

3. Khi đến những chỗ ăn chơi hay nơi đông người như: các quán karaoke, sòng bạc, quán bar, rạp chiếu phim, các trạm tàu điện ngầm, chợ, xe buýt, tàu điện ngầm, khu vui chơi giải trí, khu du lịch,…

4. Khi đến những nơi có mùi hôi như: chỗ rửa xe, nhà tù, nhà vệ sinh công cộng, bãi rác, nhà máy xử lí nước thải và những nơi bẩn thỉu khác.

5. Đeo vòng bên phải khi gặp gỡ những người nghiện ma túy, trộm cắp, tù nhân.

Theo các nhà phong thủy học, việc đeo vòng đúng tay trong từng trường hợp sẽ giúp bạn gặp rủi hóa lành, giải hạn, tránh họa và gặp nhiều vận may hơn trong công việc.

(Trích từ tạp chí phong thủy, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, khi mua hàng bạn nên hỏi kỹ nhân viên tư vấn bán hàng.)


TRẦM HƯƠNG 8LI MIX CHARM BẠC THÁI XI VÀNG 

Om Mani Padme Hum là gì? Tại sao câu thần chú này được khắc trên vòng bình an, vòng đá/gỗ trừ tà?

Om Mani Padme Hum là gì? Tại sao câu thần chú  này được khắc trên vòng bình an, vòng đá/gỗ trừ tà?

Trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Đức Phật thuyết rằng:

"Này thiện nam tử! Nếu lại có người đeo Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này trên cổ hay mang ở trong mình, thì khi ai đó thấy người ấy,
- Cũng tức đồng như thấy được thân kim cang,
- Lại cũng như thấy được tháp xá-lợi,
- Lại cũng như thấy được Như Lai,
- Lại cũng như thấy được người có đầy đủ trí tuệ bằng một câu-chi.

Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào mà có thể y Pháp tu hành và niệm Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì người đó sẽ đắc vô lượng biện tài, trí tuệ thanh tịnh cùng lòng từ bi rộng lớn. Mỗi ngày người đó sẽ được đầy đủ Lục Độ Ba-la-mật và thành tựu công đức viên mãn. Người này sẽ được quán đảnh Thiên Chuyển Luân. Nếu hơi thở của người ấy tỏa ra và chạm vào thân người khác, thì người bị chạm đến sẽ phát khởi lòng từ và rời xa các độc của sân. Họ sẽ trở thành Bồ-Tát trụ ở quả vị bất thối chuyển và sẽ mau chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Nếu người nào mang hoặc đeo Đà-la-ni này mà tay của họ chạm vào thân người khác, thì người bị chạm đó sẽ sớm được quả vị Bồ-Tát.

Nếu người nào mang hoặc đeo Đà-la-ni này mà họ gặp thấy người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ, và cho đến các loài hữu tình khác, thì những người gặp thấy đó sẽ thảy đều sớm được quả vị Bồ-Tát.

Người thọ trì Đà-la-ni như thế sẽ vĩnh viễn không bao giờ phải thọ nỗi khổ của sanh lão bệnh tử, hoặc khổ của ái biệt ly. Khi tụng niệm, họ sẽ được sự cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn.

Nay, Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này được thuyết giảng như vậy."

Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn có oai lực thật không thể nghĩ bàn, đặc biệt nếu quí vị vừa trì tụng vừa đeo giữ bên mình. Om Mani Padme Hum.



Điểm nhấn của chiếc vòng đá hộ mệnh này chính là nét khắc sâu trong đá câu chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn: Án Ma Ni Bát Mê Hồng (Om Mani PadMe Hum) bằng tiếng Phạn rất cầu kỳ và tinh tế. Câu thần chú tiếng Phạn Án Ma Ni Bát Mê Hồng với ý nghĩa để cầu phật Bồ Tát phù hộ, cho tâm tĩnh, an lành, bình yên.  Chiếc vòng tay này rất thích hợp làm trang sức đặc biệt còn cực kỳ linh diệu với những người thành tâm hướng Phật, cũng như các phật tử, người tu mật tông và người niệm phật.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Niệm Phật được Vô lượng công đức

Trì danh Niệm Phật hiệu Phật được Vô Lượng Công Đức:

Trì danh Niệm Phật hiệu được Vô Lượng Công Đức: Phàm tất cả người mạng chung muốn vãng sanh Tịnh độ thì cần phải không được sợ chết. Thường nghĩ thân này nhiều đau khổ, bất thanh tịnh, nghiệp ác trùng trùng xen tạp. Nếu được bỏ thân hình nhơ nhớp này, siêu sanh Tịnh độ thì thọ hưởng vô lượng niềm vui, giải thoát con đường khổ đau sanh tử.
Đừng nói sự giàu sang ở thế gian, dù cho làm việc lành rất lớn được sanh lên cõi trời nhưng khi hưởng hết phước trời vẫn phải đọa lạc. Rốt cuộc vẫn là đau khổ!
Có người hỏi Khổng Tử: “Người dời nhà mà quên vợ. Điều đó có chăng?”. Khổng Tử bảo: “Lại có kẻ hơn thế nữa, như Vua Kiệt Vua Trụ thì còn quên cả bản thân mình”. Nếu dùng đạo nhãn mà quán xét thì mọi người thời nay đều quên mất thân mình. Tại sao? Từ sáng sớm mở mắt ra, bước xuống giường, cho đến tối lên giường ngủ thì đều là trần lao, chưa từng tạm thời tỉnh xét thân mình. Đó đều là quên mất mình vậy!
Vả lại, con người đối với thân mình, nếu ở trong một ngày mà nói thì không gì quan trọng hơn là sự đói khát. Ai nấy cần phải lo ăn uống đầy đủ.
Nếu ở trong một năm mà nói thì không gì quan trọng hơn sự lạnh nóng, ai nấy đều cần có y phục đầy đủ. Nếu lấy trọn đời mà nói thì không gì quan trọng hơn là sự sanh tử. Thế mà lại không dự bị, tại sao quá ngu mê như thế?
Đó chẳng phải là ngu thật sự, mà chỉ vì không biết có pháp tu Tịnh độ, có thể làm dự bị chu toàn cho sự sanh tử. Ví như có người đi đến chỗ xa xôi trước cần phải tìm nhà trọ, sau đó mới đi kiếm công việc làm thì tối đến mới có chỗ nghỉ ngơi. Trước tìm nhà trọ đó là nói tu Tịnh độ, khi tối đến là chỉ cho sanh mạng sắp hết, có chỗ nghỉ ngơi nghĩa là sanh trong hoa sen không còn trầm luân nơi đường ác, chịu những điều khỗ não.
Do đó mà xét thì niệm Phật để tu Tịnh độ, tu Tịnh độ để vãng sanh. Trong kinh nói, thọ mạng vô lượng, có vui không khổ, thế thì sự dự bị cho cả đời chẳng phải là rất đầy đủ lắm sao!
Hiện nay, có người biết mà lại không tu là tại sao? Ôi! Biết rồi! Hoặc là do ở nhà không có chỗ tĩnh tu, hoặc do không thể ăn chay, hoặc do sự việc phiền lụy tâm tư nhọc nhằn. Đâu biết rằng, niệm Phật chính là phải ở chỗ ồn náo để rèn luyện, chẳng câu nệ đi đứng nằm ngồi. Ở nơi huyên náo mà có thể nhất tâm không loạn động thì một tiếng niệm Phật ấy còn hơn niệm nhiều tiếng ở nơi yên tịnh.
Đó gọi là: Tâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh.
Nếu niệm Phật lại còn trường trai thì cố nhiên quá tốt, nhưng chỉ có bậc xuất gia mới được.
Nếu người tại gia mà có tâm xuất thế cũng cần phải cầu tốt đẹp mọi bề. Song cứ gây sự khốn khó cho người, bắt buộc phải trường trai thì chẳng phải là điều thích hợp dùng để khuyên bảo mọi người.
Nếu sáng sớm khi thức dậy chí thành niệm Phật thì đã có thể tiêu diệt tội lỗi trong hiện đời, lúc mạng chung lại được siêu sanh Tịnh độ.
Còn như số lượng của việc niệm Phật thì người rảnh rang niệm càng nhiều càng tốt. Nếu người bận việc mà phát tâm Vô thượng Bồ đề cũng phải xếp vào đây.
Gượng ép việc mà người không thể làm được, cũng chẳng phải là điều thích hợp để khuyên bảo đời. Bởi vì, trọn ngày tuy bận rộn nhưng lẽ nào lại không có chút thời giờ rãnh rỗi? Sao không bớt thời gian uống trà, nói chuyện phiếm để thâu nhiếp tâm tư mà niệm Phật?
Người học nhằn về sức lực, cũng có thể nhờ danh hiệu Phật mà tích chứa sức mạnh. Việc ấy có lợi ích không tổn hại, còn có điều nào hơn đây nữa? Huống chi, chẳng những được hiệu nghiệm lúc mạng chung, mà còn thấy được công năng nơi hiện tại. Kinh nói: “Nếu người thọ trì danh hiệu Phật thì hiện đời được mười loại công đức:

1. Ngày đêm thường được tất cả chư Thiên, Thần tướng đại lực, cùng các quyến thuộc ẩn hình bảo hộ.
2. Thường được 25 vị đại Bồ Tát như ngài Quán Thế Âm và tất cả các Bồ Tát thường theo bảo hộ.
3. Thường được chư Phật hộ niệm cả ngày đêm, Phật A Di Đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người này.
4. Tất cả ác quỷ, hoặc dạ xoa, la sát đều không thể hại, tất cả rắn độc, thuốc độc đều không thể xâm phạm.
5. Không bị mọi tai nạn nước lửa, giặc cướp, gươm đao, ngục tù, xiềng xích, chết đột ngột, điên cuồng mất mạng.
6. Những tội nghiệp đã làm trước kia thảy đều tiêu diệt. Những oan mạng đã bị giết chết ngày xưa đều được giải thoát không còn kết thù oán.
7. Đêm nằm nghỉ an ổn, hoặc mộng thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà.
8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi sáng, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.
9. Thường được tất cả mọi người ở đời cung kính, cúng dường, lễ bái cũng như kính Phật.
10. Khi lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện diện, được thấy Phật A Di Đà và các Thánh chúng tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh về Cực Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui mầu nhiệm.










LH: 0903 638 589 đặt mua hàng online tại website : www.vongtaylucky.com

http://vongtaylucky.com/collections/vong-go-deo-tay-chuoi-108

Hoặc mua hàng trực tiếp tại Địa chỉ: 11/4B Nguyễn Hiền, P.4, Q.3, Tp. HCM

Tại sao có tràng hạt 108 hạt, cách sử dụng tràng hạt Phật giáo như thế nào?

Tại sao có tràng hạt 108 hạt, cách sử dụng tràng hạt Phật giáo như thế nào?



Tràng hạt Phật giáo gọi theo tiếng Tây Tạng là japa mala. Tràng hạt thường có 108 hạt, ngoài ra cũng có tràng hạt đeo ở cổ tay với 16 đến 19 hạt. Japa mala theo truyền thống được sử dụng trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ giáo.
Tràng hạt được sử dụng để tính số lần tụng thần chú. Khi sử dụng japa mala, ngón tay của người tụng lần qua từng hạt sau khi đọc xong một câu thần chú. Tràng hạt của Phật giáo Tây Tạng có nguồn gốc từ tràng hạt của Ấn Độ giáo, và trong cả hai tôn giáo số 108 đều rất quan trọng.


Japa mala thường có 108 hạt. Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao số 108 lại có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Một lý do là bởi vì chúng ta phải vượt qua 108 khổ nạn trên đường đến giác ngộ. Một lý do khác, 108 là số phiền não của con người.
 Trong Phật giáo Đại thừa, cũng phổ biến nhiều loại tràng hạt có ít số hạt hơn, như 27 hạt chẳng hạn. Nhìn chung những con số này thường chia hết cho 3. Một số tràng hạt của người Trung Quốc chỉ có 18 hạt. Trong Kim Cương thừa Phật giáo, 108 hạt trên các mala dùng để trì chú 100 lần, và có thêm 8 hạt dùng để bổ sung cho những lần sai sót.

Một lời giải thích khác là trong Phật giáo Tây Tạng, 108 là số hạt để tụng 100 lần thần chú, thêm 8 hạt dư ra để cầu nguyện cho tất cả chúng sinh

Cách sử dụng tràng hạt:

Trong quá trình trì chú, điều quan trọng là tập trung hoàn toàn vào ý nghĩa của mỗi câu thần chú mà không có bất cứ tạp niệm nào. Tràng hạt sẽ giúp cho người trì chú tập trung vào thần chú mà không cần phải theo dõi số lần đã đọc.
Trong Ấn Độ giáo, khi sử dụng một mala ta phải đặt nó lên trên các ngón tay và đếm bằng ngón tay cái. Ngón tay trỏ được cho là thô lỗ và vì vậy không nên dùng ngón này khi đếm. Trong Phật giáo, phổ biến là dùng bàn tay trái để lần hạt và ngón tay nào cũng có thể sử dụng được. Trong Phật giáo Tây Tạng, phong cách cầm mala phụ thuộc vào việc hành trì.

(Trích từ báo Giác Ngộ, tờ báo của Phật giáo)








LH: 0903 638 589

http://vongtaylucky.com/collections/vong-go-deo-tay-chuoi-108

Địa chỉ: 11/4B Nguyễn Hiền, P.4, Q.3, Tp. HCM




Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Chuỗi hạt Phật giáo trong đời sống tâm linh bạn trẻ


Chuỗi hạt Phật giáo trong đời sống tâm linh bạn trẻ

Chuỗi đeo tay, vật trang sức quá quen thuộc và phổ biến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, đằng sau nét đẹp hình thức bên ngoài dường như vẫn có mối liên hệ nào đó đến yếu tố tâm linh khi có khá nhiều bạn trẻ đã tìm và chọn cho mình những xâu chuỗi hạt Phật giáo. Một "mốt" thời trang mới, hay là một điểm tựa tinh thần?
Chuỗi đeo tay và xâu chuỗi Phật giáo
Có khá nhiều bạn trẻ ngày nay đang "sở hữu" một sợi chuỗi đeo tay, hoặc do tự mình tìm mua lấy, hoặc do bạn bè tặng. Những chuyến đi du lịch thường được đánh dấu bằng một món quà cho ai đó. Bạn sẽ nghĩ đến những sợi dây đeo tay xinh xắn. Đa dạng về chủng loại này là những chuỗi đeo được kết từ những hạt cườm. Số hạt tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ khác nhau, không quy định chặt chẽ về số lượng, vì chúng chỉ đơn thuần là một món đồ trang sức. Màu sắc cũng thật đa dạng và phong phú. Thế nhưng, điều thú vị là hiện nay, trên thị trường đồ trang sức của giới trẻ, bên cạnh những chuỗi đeo tay thời trang nhiều màu sắc, đã xuất hiện những xâu chuỗi Phật giáo, hoặc mô phỏng sắc màu của chuỗi Phật giáo. Nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại, thậm chí còn hào hứng chọn đeo, đầu tiên chỉ vì phong cách là lạ mới mẻ, chứ cũng không hiểu tường tận về ý nghĩa và chức năng của xâu chuỗi Phật giáo.
Theo quý thầy cho biết: chuỗi hạt là một pháp khí của nhà Phật, là một phương tiện để "cột tâm", đối với những người mới bước chân vào con đường tu hành. Nói dễ hiểu thì chuỗi hạt hay tràng hạt (chữ Hán là sổ châu, niệm châu) dùng để niệm danh hiệu Phật. Với vai trò đó, chuỗi hạt Phật giáo cũng mang ý nghĩa thể hiện về mặt hình thức như số hạt, màu sắc, chất liệu… Chuỗi Phật giáo đặc biệt có quy định về số hạt trong một chuỗi. Có nhiều loại chuỗi hạt khác nhau: loại 14 hạt, 21 hạt, 42 hạt, 54 hạt, 108 hạt,… Mỗi số hạt đều biểu thị một ý nghĩa nhất định. Trong mỗi chuỗi có một hạt "mẫu châu" để làm mốc trong khi lần hạt.
Theo các kinh ghi lại thì chuỗi hạt được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: hạt bồ đề, hạt kim cang, hạt sen, ngọc, thủy tinh, đồng dỏ, vàng bạc…

Từ nhu cầu thời trang.
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ, hay hay. Còn nhớ trong một lần mua sắm ở một điểm du lịch, giữa "muôn hồng nghìn tía" các chuỗi đeo tay đủ chủng loại, đủ màu sắc, bạn tôi đã reo lên ngạc nhiên và cầm lên một chuỗi hạt là lạ. Nó cũng nhỏ nhắn bình thường và cũng được làm bằng đá kim sa lấp lánh đặc trưng của vùng, nhưng sợi dây đeo ấy xen lẫn các hạt tròn là những hạt vuông khắc hình chữ vạn.
Dần dà, trong những chuyến hành hương đến các chùa, khu bán đồ pháp khí được các bạn trẻ đặt biệt quan tâm. Họ chọn ngay những vòng đeo, tràng hạt Phật giáo để làm đồ trang sức cho mình. "Nó có vẻ lạ và hay hay, thậm chí "bùi bụi" nữa" - Bội Châu, sinh viên ĐHDL Văn Lang nhận xét.
Hơn thế, hiện nay, những chuỗi đeo Phật giáo không chỉ có ở trong khuôn viên các chùa, mà còn xuất hiện phổ biến ở các quầy hàng lưu niệm. Ở hầu hết các khu du lịch đều có trưng bày và bán các sản phẩm này, với đa dạng chủng loại về kích thước, chất liệu. Có khi chất liệu của chuỗi là nguyên liệu đặc trưng của vùng đất đó. Như ở làng Non Nước có nhiều chuỗi làm bằng đá, đặc trưng của làng nghề. Giá cả cũng dao động tùy loại, từ 5.000đ đến 20.000đ, có khi là 50.000đ. Nói chung, ở các nơi này, các loại chuỗi đeo mang giá trị đơn thuần là những sản phẩm du lịch, như một kỷ niệm của du khách về một chuyến đi.

Đến ước vọng tâm linh
Đúng vậy, không chỉ là thời trang, bạn trẻ ngày nay chọn cho mình những chuỗi đeo Phật giáo, có khi trang trọng thỉnh từ chùa về, cũng đã gửi gắm một ước vọng thầm kín về mối liên hệ tâm linh.
Tôi biết một nhóm bạn hay đi chùa vào những ngày rằm. Bên cạnh kinh sách, các bạn còn được quý Thầy tặng cho những xâu chuỗi, là những món quà quý đối với họ. Truyền, một bạn trong nhóm cười vui: "Mình tin rằng sẽ được phò trợ tinh thần khi đeo chuỗi hạt này". Hay như Lộc, một sinh viên ngành hướng dẫn du lịch, rất hay đi chùa, cho biết: "Lộc đeo chuỗi hạt ở trong tay đã hai năm. Đơn giản là vì khi đeo chuỗi bên mình, Lộc thấy thoải mái, vui vẻ hơn vì cái tâm trong đạo". Tìm thấy sự an nhiên cũng là niềm hân hoan mà nhiều bạn trẻ đã thổ lộ, khi đã gửi cái tâm mình trong đạo.
Như một cách xác tín niềm tin, nhiều bạn đem chuỗi hạt tới chùa nhờ quý Thầy chú nguyện. Sau đó, có người đeo luôn ở tay để mong cầu sự bình an. Cũng có người không đeo mà cất giữ luôn bên mình, xem như "bùa hộ mệnh". Thực ra đó là niềm tin sẽ sở đắc được sự an lạc tĩnh tại trong tâm, giữa cuộc bon chen đời thường.
Và thật đẹp là những tấm lòng mong muốn hướng thiện. Anh Hoàng Anh Cương, một chuyên viên cắm hoa, đã bộc lộ mong mỏi ấy khi nói về việc lúc nào cũng đeo một chuỗi hạt to sù trên tay. Anh kể, giữa những toan tính cuộc sống đời thường, thâm tâm anh lúc nào cũng hướng về Phật để mong cầu một sự an bình. Trong một lần đi chùa lễ Phật ở quận 5, anh đã thỉnh về một xâu chuỗi bằng đá và luôn đeo nó ở bên mình, như một cách cầu an cho tâm hồn.




Lời kết



Chuỗi hạt Phật giáo, khởi nguyên là dùng để niệm Phật. Ngày nay bạn trẻ sử dụng chuỗi hạt ấy vào những mục đích khác nhau. Đó là nét đẹp tâm linh khi gửi niềm tin trong đạo, hay chỉ đơn thuần là sử dụng như một vật trang sức làm đẹp con người thì bản thân chuỗi hạt đã mang những giá trị nhất định đối với người, với đạo. Phật giáo thấm nhuần vào lòng người, đôi khi bằng những chi tiết rất giản dị.

Ý nghĩa và Cách tính số hạt trong chuỗi hạt Phật giáo

Ý nghĩa và cách tính số hạt trong chuỗi hạt (tràng hạt) Phật giáo





- Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

- Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.

- Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

- Chuỗi 21 hạt hàm ý Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật.

- Chuỗi 18 hạt tượng trưng cho Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán.

- Chuỗi 16 hạt tượng trưng cho Thập Địa và Lục Ba La Mật.

- Chuỗi 14 hạt tượng trưng cho mười bốn Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Chuỗi 12 hạt tượng trưng cho mười hai Nhân Duyên.

- Chuỗi 9 hạt tượng trưng cho Cửu Phẩm Liên Hoa.
- Chuỗi 108 tam muội, dứt trừ 108 phiền não

Ngoài ra còn chuỗi 1080 hạt, 42 hạt và chuỗi Mật Tông có chỗ dùng 110 hạt. - Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080hạt


Tại sao có con số 108 dùng làm tràng hạt? Ý nghĩa tâm linh

Tại sao con số 108 thường được sử dụng để làm tràng hạt?


Japa mala thường có 108 hạt. Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao số 108 lại có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Một lý do là bởi vì chúng ta phải vượt qua 108 khổ nạn trên đường đến giác ngộ. Một lý do khác, 108 là số phiền não của con người.
Trong Phật giáo Đại thừa, cũng phổ biến nhiều loại tràng hạt có ít số hạt hơn, như 27 hạt chẳng hạn. Nhìn chung những con số này thường chia hết cho 3. Một số tràng hạt của người Trung Quốc chỉ có 18 hạt. Trong Kim Cương thừa Phật giáo, 108 hạt trên các mala dùng để trì chú 100 lần, và có thêm 8 hạt dùng để bổ sung cho những lần sai sót.


Một lời giải thích khác là trong Phật giáo Tây Tạng, 108 là số hạt để tụng 100 lần thần chú, thêm 8 hạt dư ra để cầu nguyện cho tất cả chúng sinh.

Cách sử dụng tràng hạt

Trong quá trình trì chú, điều quan trọng là tập trung hoàn toàn vào ý nghĩa của mỗi câu thần chú mà không có bất cứ tạp niệm nào. Tràng hạt sẽ giúp cho người trì chú tập trung vào thần chú mà không cần phải theo dõi số lần đã đọc.
Trong Ấn Độ giáo, khi sử dụng một mala ta phải đặt nó lên trên các ngón tay và đếm bằng ngón tay cái. Ngón tay trỏ được cho là thô lỗ và vì vậy không nên dùng ngón này khi đếm. Trong Phật giáo, phổ biến là dùng bàn tay trái để lần hạt và ngón tay nào cũng có thể sử dụng được. Trong Phật giáo Tây Tạng, phong cách cầm mala phụ thuộc vào việc hành trì.

(Trích từ báo Giác ngộ)

2/ Cách vòng tay mẫu vòng gỗ bình an, đeo tay lần hạt :




chuỗi gỗ trắc thường 54 hạt 14li

CHUỖI HẠT PHẬT GIÁO Ý NGHĨA TÂM LINH

CHUỖI HẠT PHẬT GIÁO Ý NGHĨA TÂM LINH

Tràng hạt Phật giáo gọi theo tiếng Tây Tạng là japa mala. Tràng hạt thường có 108 hạt, ngoài ra cũng có tràng hạt đeo ở cổ tay với 12 đến 21 hạt. Japa mala theo truyền thống được sử dụng trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ giáo.


Tràng hạt được sử dụng để tính số lần tụng thần chú. Khi sử dụng japa mala, ngón tay của người tụng lần qua từng hạt sau khi đọc xong một câu thần chú. Tràng hạt của Phật giáo Tây Tạng có nguồn gốc từ tràng hạt của Ấn Độ giáo, và trong cả hai tôn giáo số 108 đều rất quan trọng.

Chất liệu làm tràng hạt Phật giáo
Tràng hạt có thể được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, bao gồm gỗ, đàn hương, hạt bồ đề, gỗ bồ đề, hổ phách, san hô, ngọc bích, xương, lụa tơ tằm, bông, sợi và thậm chí cả cây gai dầu. Tràng hạt làm từ các vật liệu khác nhau được sử dụng với các loại thần chú khác nhau.

SỰ MÀU NHIỆM CỦA VIỆC NIỆM PHẬT